Biểu hiện đặc trưng Hội_chứng_MMA

Lợn mẹ kém ăn hoặc bỏ ăn, lười uống nước, bồn chồn, sốt cao (trên 39,5 độ C), sưng tuyến vú, tử cung viêm và tiết nhiều dịch viêm; giảm tiết sữa sau để 12 - 48 giờ, lợn con chết đói với tỷ lệ cao[3].

Lợn bị viêm vú

Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp qua ống dẫn sữa từ đầu vú, hoặc theo đường máu từ các nhiễm trùng khác (nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm trùng từ vết xây sát quanh bầu vú...). Lợn nái quá nhiều sữa trong khi lợn con bú không hết sữa làm ứ đọng hoặc lợn mẹ cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Khi vú viêm, sờ vào thấy cứng và khi nhấn vào nái biểu hiệu đau. Lợn mẹ thường nằm đè lên hàng vú và không chịu cho con bú, khó chịu với con, có khi cắn con. Thân nhiệt tăng đến khoảng 40 độ C hoặc cao hơn, mệt mỏi, giảm ăn, giảm uống nước....

Viêm tử cung

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh dục của lợn mẹ trong quá trình đẻ, nhất là những trường hợp đẻ kéo dài hoặc khi dùng tay can thiệp trong quá trình đỡ đẻ. Những trường hợp sót nhau, sót con cũng là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng tử cung. Các biểu hiện khi viêm tử cung: sốt trên 40 độ C, âm đạo có dịch có mùi hôi chảy ra, nếu viêm nặng có mủ trắng chảy ra; biếng ăn, mệt mỏi...

Mất sữa

Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn do lợn mẹ bị viêm vú hoặc vừa viêm vú vừa viêm tử cung. Ở một số trường hợp, mất sữa cũng có thể xảy ra khi lợn mẹ bị táo bón hoặc nhu động ruột bị ức chế trong thời gian đẻ, khi đó các độc tố đường ruột đi vào trong máu gây ức chế tác dụng của hormon prolactinoxytocin làm giảm tiết sữa.